Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng – Hội An

Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng – Hội An – Sông Cổ Cò ngày càng “thay da đổi thịt” trở thành tuyến đường sông trọng điểm cho sự phát triển đô thị và thương mại tại khu vực Nam Đà Nẵng và Bắc Hội An. Khát vọng kết nối Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy đang dần hiện thực với quyết tâm thông dòng Cổ Cò vào cuối năm 2020 của lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng.

Quảng Nam đã khơi thông hơn 9km đoạn qua Hội An.

KHẮC KHOẢI DÒNG SÔNG

Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng – Hội An – Hơn 15 năm chỉ là cái “chớp mắt” so với lịch sử của Lộ Cảnh giang huyền thoại (sông Cổ Cò bây giờ) nhưng là quãng thời gian ách tắc của dự án khơi thông con sông này.

Tiềm năng lớn

Dòng sông từng một thời đóng vai trò thông thương đường thủy Đà Nẵng – Hội An. Sự nhộn nhịp “trên bến dưới thuyền” này bị bồi lấp, đứt gãy thành nhiều đoạn.

Từ đó đến nay, phần lớn thời gian trong năm Cổ Cò chỉ còn là một con lạch. Thậm chí có đoạn (qua thị xã Điện Bàn) nhiều người còn tưởng là một bãi lầy hoang không canh tác lâu ngày bởi lục bình, cỏ dại phủ kín con sông.

Theo TS. Nguyễn Hồng Ngọc – Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng: “Đà Nẵng và Hội An có những thế mạnh riêng của mình nhưng nếu tự tồn tại riêng rẽ thì không thể phát huy hết tiềm năng được”. Lời giải cho bài toán này chính là kết nối giữa Đà Nẵng và Hội An, để vừa hấp thu áp lực phát triển cho Hội An vừa là động lực kinh tế cho Đà Nẵng và không nơi nào thích hợp hơn bằng vùng ven sông Cổ Cò.

Nhiều ách tắc

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, khi TP.Đà Nẵng bắt đầu công cuộc chuyển mình. Hội An cũng tạo được chỗ đứng với du khách thập phương thì ý tưởng “hồi sinh” con sông Cổ Cò cũng manh nha hình thành.

Năm 2003, ý tưởng này bắt đầu đi vào hiện thực với việc khảo sát và lập dự án sau khi chính quyền hai địa phương bắt tay nhau chủ trương khơi thông con sông. Cứ thế, mỗi khi dự án này tưởng như đi vào ngõ cụt thì Quảng Nam và Đà Nẵng tại cố gắng cứu vãn bằng những cuộc trao đổi nhằm tìm giải pháp tháo gỡ.

Tuy vậy con sông vẫn “ngủ yên” qua hàng chục cuộc họp bàn theo năm tháng. Những hy vọng thêm một lần được thắp lại vào đầu năm nay khi Đà Nẵng và Quảng Nam đang triển khai những công việc của mình với sự tiếp sức từ Trung ương.

Từ đầu tháng 3 năm nay, UBND TP.Đà Nẵng đã thông qua công tác triển khai các hạng mục của dự án khơi thông sông Cổ Cò. Theo đó, các hạng mục nạo vét lòng sông, kè gia cố dọc sông, cải tạo cảnh quan các tuyến đường ven sông, nâng cấp cầu Biện đều đã được giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện.

KẾT NỐI DU LỊCH LIÊN VÙNG

Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng – Hội An  – Dự án sông Cổ Cò khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở lưu vực và kéo theo sự phát triển giao thông, môi trường, bất động sản… Đặc biệt, sông Cổ Cò cũng sẽ “kết nối” du lịch hai địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới.

Ông Trần Lực – Phó Giám đốc Saigontourist chi nhánh Đà Nẵng khẳng định, cùng với hệ thống giao thông đường bộ như tuyến đường ven biển, đường Lê Văn Hiến – ĐT 607, việc khơi thông dòng sông Cổ Cò sẽ tạo ra những đột phá mới về sản phẩm du lịch giữa Đà Nẵng và Hội An.

“So với du lịch đường bộ, du lịch đường thủy được du khách thích thú hơn rất nhiều vì khung cảnh thiên nhiên hai bên bờ nhẹ nhàng, thơ mộng. Chưa kể, trên chuyến hành trình dọc sông Cổ Cò du khách cũng sẽ được khám phá những địa danh lịch sử, làng nghề, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, tiện nghi” – ông Lực nhìn nhận.

Thông thường, để đi từ Đà Nẵng vào Hội An theo đường sông Vĩnh Điện bằng thuyền máy với vận tốc 17km/giờ, thời gian mất khoảng 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu theo sông Cổ Cò, dự kiến quãng đường rút ngắn còn chưa đầy 2 giờ đồng hồ, giúp doanh nghiệp lữ hành dễ dàng khai thác các tour đường sông đi về trong ngày.

Phát triển đô thị ven sông

Trên hành trình của mình, sông Cổ Cò soi bóng nhiều khu resort, dự án du lịch và khu đô thị hiện đại đã và đang hình thành. Điển hình như như khu đô thị Nam Việt Á, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cocobay, sân golf Montgomerie Links, sân golf VinaCapital, khu đô thị Sea View, khu đô thị Công nghệ FPT, khu đô thị Phú Mỹ An. Sông cũng chảy qua Ngũ Hành Sơn với nhiều di tích, chùa cổ…

Theo ông Lê Hồ Phước Vĩnh – Giám đốc Công ty Lữ hành quốc tế Lê Nguyễn (Hội An), hiện xu hướng khách du lịch đường sông ngày càng tăng, nhất là những sản phẩm đường thủy mới. Tại Hội An các doanh nghiệp lữ hành đưa khách tham quan đường sông đang đối diện với một thực trạng nhiều đoạn sông bị bồi lấp khiến việc triển khai tour khó khăn.

“Dưới góc độ du lịch, dự án nạo vét khơi thông dòng sông Cổ Cò cũng “khơi thông” nhiều tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, theo tôi, song hành việc khơi thông dòng sông nên cải tạo hoặc xây mới lại các cây cầu vì hiện tại những cây cầu quá thấp thuyền không thể lưu thông được” – ông Vĩnh kiến nghị.

MỘT THUỞ LỘ CẢNH GIANG

Ở thời kỳ mà Hội An còn là thương cảng sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong (khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 19). Lộ Cảnh giang (sông Cổ Cò) chính là con đường thông thương huyết mạch cho những thương gia nước ngoài xuôi dòng từ phố Hội ra tiền cảng Đà Nẵng và ngược lại.

Lộ Cảnh giang ngày đó dập dìu những đội tàu buôn theo con nước đem hàng hóa vào Hội An giao thương rồi lại tất bật đem tơ tằm, gốm sứ, trầm hương, yến sào… của Quảng Nam ra thế giới. Nhờ đó, con sông tuy chỉ dài chưa đầy 30km này lại mang trong mình một “sứ mệnh” to lớn và rồi khi Lộ Cảnh giang ngắc ngoải cũng góp phần làm thương cảng sầm uất Hội An cũng héo hon theo.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rằng: “Lộ Cảnh giang nằm ở cuối hai huyện Diên Phước và Hòa Vang. Sông này từ xã Thanh Châu chảy ra phía bắc đến phía tây núi Tam Thai (núi Non Nước bây giờ) và nhập với sông Cẩm Lệ. Ngày xưa Lộ Cảnh giang chạy dọc theo phía nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài ở Đà Nẵng.

QUYẾT TÂM KHƠI DÒNG

Đầu năm nay, dự án khơi dòng Cổ Cò đã được lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng quyết tâm thực hiện với những bước đi cụ thể nhằm mục tiêu kết nối dòng sông vào cuối năm 2020.  

Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng - Hội An

Dự án khơi dòng Cổ Cò kết nối Đà Nẵng – Hội An

Công tác nạo vét dòng sông Cổ Cò đoạn qua Quảng Nam bị dở dang nhiều năm nay.

Quyết tâm thông dòng

Với chiều dài 28km (Đà Nẵng 9 km) thời gian qua hai địa phương đã tích cực triển khai nạo vét, khơi thông dòng sông Cổ Cò. Nếu như phía Đà Nẵng đang “rộn ràng” với các dự án “khủng” kể từ khi đoạn sông Cổ Cò được khơi thông như Đà Nẵng Golf Club hay siêu dự án Cocobay… thì phía Quảng Nam cũng bắt đầu “tăng tốc” dự án.

Trong số hơn 19km chảy qua địa phận tỉnh, ngoài 9km thuộc TP.Hội An đã được nạo vét khơi thông, đoạn sông qua địa phận thị xã Điện Bàn – nơi bồi lấp nặng nhất cũng đang có những tín hiệu tích cực. Ông Trần Đình Quang – Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cho biết, cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh đã trình Chính phủ xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án, đồng thời tỉnh cũng đã giao Điện Bàn làm chủ đầu tư giải phóng mặt bằng và tái định cư đoạn 10km còn lại qua thị xã.

Kết luận

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, trước đây, việc khơi thông Cổ Cò được làm theo hướng xã hội hóa, tức nhà đầu tư hút cát lên kết hợp san lấp làm nền, do tỉnh không có kinh phí. Điều này chỉ giải quyết được bài toán nạo vét sông. Nay dự án được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước nên việc nạo vét sẽ kết hợp với quy hoạch không gian hai bên bờ một cách bài bản đảm bảo mỹ quan và bền vững, hướng đến khai thác đầu tư các dự án kinh tế ở khu vực.

Như phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Quang tại Hội nghị sơ kết thực hiện Kết luận 26: “Khớp nối quy hoạch quản lý sông Cổ Cò từ Đà Nẵng đi Quảng Nam, gắn liền giao thông thủy nội địa thành trục đô thị kết nối Quảng Nam – Đà Nẵng qua đô thị Điện Nam Điện Ngọc là cần thiết, vì sông Cổ Cò không chỉ là sông mà còn có đô thị, trục đô thị, đi cùng với nó là giao thông hai bên bờ, các đường giao thông qua sông, công viên cây xanh… nên cần quy hoạch bài bản. Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ thống nhất tìm kiếm đơn vị tư vấn có tầm để tổ chức quy hoạch tốt nhằm không chỉ hồi sinh con sông lịch sử mà còn hướng đến phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai.

Đà Nẵng Đất Nền