Khơi thông sông Cổ Cò tạo cú hích để phát triển đô thị và du lịch Chủ tịch Quảng Nam ông Lê Trí Thanh đã nói

Khơi thông sông Cổ Cò tạo cú hích để phát triển đô thị và du lịch Chủ tịch Quảng Nam ông Lê Trí Thanh đã nói. Khơi thông sông Cổ Cò là dự án đặc biệt quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế – Xã hội của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Ý nghĩa của việc khơi thông sông Cổ Cò

Ông có thể cho biết ý nghĩa của việc khơi thông sông Cổ Cò đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của hai địa phương?

Ông Lê Trí Thanh: Có rất nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất

Khơi thông sông Cổ Cò sẽ kết nối hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Vì Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, Hội An là một đô thị cổ, sông Cổ Cò đi ngang qua vùng thị xã Điện Bàn là vùng đô thị biển. Do đó, dự án này sẽ hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch đường sông.

Loại hình du lịch mới này trước đây hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam cũng đã có phát triển nhưng mới chỉ ở mức cục bộ trên các sông như sông Hoài (Hội An), sông Hàn (Đà Nẵng). Vì quy mô và tính chất còn nhỏ bé nên bây giờ phải tạo một dòng sông mới kết nối được Cửa Hàn và Cửa Đại để phát triển du lịch đường sông và gắn kết giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An.

Quy hoạch và triển khai của Quảng Nam

Về phía Quảng Nam, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì họp với các ngành, địa phương. Đánh giá lại toàn bộ quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến sông Cổ Cò. Trên cơ sở đó, lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng lập thiết kế cảnh quan đô thị ở hai bên sông.

Thứ 2:

Khi khơi thông sông Cổ Cò, sẽ tạo thêm giao thông đường thuỷ, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, đi lại, giảm tải cho đường bộ.

Thứ 3

Dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng thoát lũ khu vực phía Đông của thị xã Điện Bàn. Khu vực này sẽ có cơ hội thoát lũ về hai cửa sông Thu Bồn và sông Hàn nhanh hơn.

Thứ 4

Sau khi khơi thông sẽ có tác dụng kích thích cho sự phát triển đô thị và du lịch ở khu vực lân cận. Như khu đô thị Điện Bàn (thuộc Điện Nam – Điện Ngọc) và các dự án du lịch ven biển Điện Bàn, Hội An, Đà Nẵng. Vì các đô thị hiện đại, các đô thị đẹp thường có xu hướng bám theo dòng sông.

Sông Cổ Cò không quá dài và chảy song song với biển theo hướng Bắc – Nam, không chảy xiết, chỉ phụ thuộc vào chế độ thủy triều của hải cửa sông (sông Hàn và sông Thu Bồn) nên sông Cổ Cò rất bình yên.

Mặt sông Cổ Cò cũng không quá rộng (từ 90-150m) nên dễ dàng tổ chức không gian kiến trúc đỡ tốn kém; không gian kiến trúc hoà quyện, gắn kết với nhau, không bị loãng bởi dòng sông nhỏ.

Do đó, hiện nay đang có nhiều dự án đô thị và du lịch ôm dọc theo sông Cổ Cò, kết hợp hài hoà và độc đáo giữa biển và sông.

Thứ 5

Khi dòng sông Cổ Cò được khơi thông, sẽ trả lại giá trị về văn hoá, lịch sử của dòng sông. Sông Cổ Cò trước đây có tên Lộ Cảnh Giang, một thời dòng sông này có tiếng tăm ở miền trong. Sau đó, do nhiều yếu tố nên bị bồi lấp, giờ được khơi thông sẽ mang lại các giá trị lịch sử và văn hoá của thương cảng ngày xưa.

Ông có thể cho biết, việc khơi thông sông Cổ Cò đã được thực hiện đến giai đoạn nào, trong năm 2021 sẽ làm những hạng mục gì?

Ông Lê Trí Thanh: Hiện tại, phía TP. Đà Nẵng cơ bản đã được nạo vét theo chuẩn tắc sông cấp 4. Tuy nhiên, một số cầu bắc qua sông ở phía Đà Nẵng do trước đây chưa thực hiện việc khớp nối nên khẩu độ thấp, không đảm bảo. Do đó, TP. Đà Nẵng đang có kế hoạch điều chỉnh lại khẩu độ của cầu.

Khơi thông sông Cổ Cò tạo cú hích để phát triển đô thị và du lịch Chủ tịch Quảng Nam ông Lê Trí Thanh đã nói

Khơi thông sông Cổ Cò tạo cú hích để phát triển đô thị và du lịch Chủ tịch Quảng Nam ông Lê Trí Thanh đã nói

Cơ sở hạ tầng ven sông của TP. Đà Nẵng do trước đây cũng chưa tính đến chuyện khớp nối nên đã cấp cho doanh nghiệp thực hiện các dự án, gây chia cắt một số đoạn về cơ sở hạ tầng, nhất là các đường ven sông, các trục cảnh quan vui chơi giải trí ven sông.

Khơi thông sông Cổ Cò sẽ kết nối Đà Nẵng với Hội An (Quảng Nam), tạo ra cú hích để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ và phát triển các đại đô thị dọc theo hai bên sông.

Đối với Quảng Nam, trước đây cũng đã cùng với Đà Nẵng phát triển các dự án tại đô thị Điện Nam – Điện Ngọc. Hai bên sông Cổ Cò, có một số dự án đã được cấp, được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã triển khai xây dựng. Khi thực hiện việc khớp nối, có bất cập là không tương thích, không đồng bộ về hạ tầng và kiến trúc trên toàn tuyến sông Cổ Cò này.

Việc khơi thông sông Cổ Cò rõ ràng là rất ý nghĩa và cần thiết, vậy theo ông cần lưu ý điểm gì khi thực hiện dự án này?

 Ông Lê Trí Thanh: Lưu ý nhất là về kiến trúc cảnh quan hai bên sông. Có khu vực mang tính hiện đại, nhưng có khu vực phải mang tính cổ kính, phải phù hợp với văn hoá, bản sắc của khu vực miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng.

Không có sự xung đột về mặt kiến trúc và mặt không gian trên toàn tuyến sông. Ngoài ra, phải quan tâm đến các công trình công cộng, các công trình vui chơi giải trí, các dịch vụ khai thác, sản xuất kinh doanh phù hợp ở dọc hai bên tuyến sông. Phân bổ các cự ly phù hợp, không trùng lặp khi cung cấp các dịch vụ vui chơi, giai trí, ẩm thực, mua sắm…

Dự kiến sẽ có 12 cây cầu bắc qua sông Cổ Cò, trong đó có 9 cây cầu chính và 3 cái cầu phụ. Hiện đang lên ý tưởng thiết kế 12 cây cầu này biểu trưng cho 12 con giáp. Các cây cầu này không chỉ phục vụ mục đích giao thông mà còn là kiến trúc đặc sắc để chuyển tải văn hoá, du lịch.

Còn nhiều vướng mắc, khó khăn

Bắt đầu từ những đô thị dọc hai bên sông Cổ Cò sẽ hình thành nên những đặc thù riêng để kích thích du lịch, kích thích phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương… Vậy, khi thực hiện dự án, hai địa phương có vướng mắc gì không thưa ông?

Ông Lê Trí Thanh: Hai địa phương cũng đã thảo luận với nhau rồi, và cũng có vướng mắc. Nhược điểm ở đây là, hai bên không nhìn nhận sự cần thiết phải cùng nhau phối hợp để lập một quy hoạch chung ngay từ đầu, các bên lại lập quy hoạch riêng, không có sự khớp nối toàn tuyến. Trên con sông không có phân định ranh giới hành chính đó là một sai lầm.

Sai lầm thứ hai là cấp cho nhiều dự án manh mún hai bên sông, giữa dự án này với dự án bên cạnh không phù hợp với nhau. Một sự lắp ghép giữa các dự án trên toàn tuyến sông thiếu đi sự mềm mại, uyển chuyển, đó là hai vấn đề mà hai địa phương sẽ bàn bạc, phối hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục trong thời gian tới.

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ khiến triều dâng, gây xâm nhập mặn, Quảng Nam đã nghiên cứu vấn đề này chưa, có phương án để xử lý không?

Ông Lê Trí Thanh: Thực ra, sông Cổ Cò chỉ bị tắc đoạn ở giữa, khoảng 7-8km. Còn ở hai đầu của Hội An và Đà Nẵng đã thông. Đoạn chảy qua Đà Nẵng cũng đã thông đến địa phận Quảng Nam. Cho nên, nói về xâm nhập mặn, hàng năm triều lên thì cũng đã xâm nhập mặn vào vùng giáp với Quảng Nam.

Tương tự như vậy, phía Hội An cũng đã nạo vét xong hết rồi, đến giáp với thị xã Điện Bàn có một cái đập ngăn ở đấy. Hàng năm, cứ triều lên, nhất là mùa kiệt lại xâm nhập mặn vào trong địa phận Hội An. Đó là vấn đề tự nhiên, từ khi nào đến giờ đã diễn ra vậy rồi. Bây giờ khơi thông thì cần đánh giá tác động môi trường cho kỹ, để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường làm sao được hài hoà.

Để khơi thông dòng sông Cổ Cò, công tác đến bù, giải phóng mặt bằng có vướng mắc gì không thưa ông?

Ông Lê Trí Thanh: Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Trước đây chưa quan tâm đến việc nạo vét sông như bây giờ, mà chỉ làm đập ngăn mặn lại để cho người dân sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa. Rồi đất ở ngay trong lòng sông Cổ Cò cũng đã được cấp sổ đỏ cho dân trồng lúa, trồng màu…

Giờ khi bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã xác định được và cắm mốc, tuy nhiên trong phạm vi lòng sông cần nạo vét vẫn có sổ đỏ của người dân. Cho nên, việc bồi thường cho người dân có sổ đỏ ở lòng sông còn vướng mắc một số đoạn

 Nếu dự án khơi thông sông Cổ Cò thành công, riêng với Quảng Nam sẽ có thêm lợi thế thưa ông?

Ông Lê Trí Thanh: Đối với Quảng Nam, có một dư địa, tiềm năng rất lớn để phát triển trên toàn tỉnh. Trong đó, ở khu vực thị xã Điện Bàn, nơi có dòng sông Cổ Cò sắp tới được nạo vét, được xác định là cửa ngõ phía Bắc.

Cho nên quá trình đô thị hoá phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ có tác động lan truyền từ phía TP. Đà Nẵng đi vào. Trước đây cũng đã phát triển như thế, nhưng nay có sông Cổ Cò nữa sẽ kích thích sự lan truyền đó và phát triển nhanh hơn, bởi đô thị Đà Nẵng bây giờ cũng không phát triển đi đâu khác được mà chỉ phát triển về phía Nam.

Khơi thông sông Cổ Cò
Xin cảm ơn ông!

Về ý kiến cho rằng, việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ khiến triều dâng, gây xâm nhập mặn, ông Lê Trí Thanh cho biết, thực ra, sông Cổ Cò chỉ bị tắc đoạn ở giữa, khoảng 7-8km. Còn ở hai đầu của Hội An và Đà Nẵng đã thông. Đoạn chảy qua Đà Nẵng cũng đã thông đến địa phận Quảng Nam.

Cho nên, nói về xâm nhập mặn, hàng năm triều lên thì cũng đã xâm nhập mặn vào vùng giáp với Quảng Nam. Tương tự như vậy, phía Hội An cũng đã nạo vét xong hết rồi, đến giáp với thị xã Điện Bàn có một cái đập ngăn ở đấy.

Nguồn: nhadautu.vn